Chi phí vốn chủ sở hữu Chi phí sử dụng vốn

Chi phí vốn chủ sở hữu được suy ra bằng cách so sánh khoản đầu tư với các khoản đầu tư khác (có thể so sánh được) có lược đồ rủi ro tương tự. Nó thường được tính bằng cách sử dụng công thức mô hình định giá tài sản vốn:

Chi phí vốn chủ sở hữu = Tỉ lệ hoàn vốn phi rủi ro + Phần bù rủi ro kỳ vọng

Chi phí vốn chủ sở hữu = Tỉ lệ hoàn vốn phi rủi ro + Hệ số Beta x (Tỷ suất lợi nhuận thị trường - Tỉ lệ hoàn vốn phi rủi ro),

trong đó hệ số Beta = độ nhạy với các chuyển động trên thị trường liên quan. Do đó, trong các ký hiệu, chúng ta có

E s = R f + β s ( R m − R f ) {\displaystyle E_{s}=R_{f}+\beta _{s}(R_{m}-R_{f})}

trong đó:

Es là lợi nhuận kỳ vọng từ một chứng khoán

Rf là lợi nhuận kỳ vọng của tài sản phi rủi ro trên thị trường đó (lợi tức trái phiếu chính phủ)

βs là độ nhạy với rủi ro thị trường đối với chứng khoán

Rm là lợi nhuận lịch sử của thị trường chứng khoán; và

(Rm - Rf) là phần bù đắp rủi ro của tài sản thị trường so với tài sản phi rủi ro

Lãi suất phi rủi ro là lợi tức của trái phiếu dài hạn trên thị trường cụ thể, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ.

Một giải pháp thay thế cho việc ước tính lợi nhuận yêu cầu của mô hình định giá tài sản vốn như trên, là sử dụng mô hình ba yếu tố Fama – French.

Lợi nhuận kỳ vọng

Lợi nhuận kỳ vọng (hoặc tỷ lệ lợi tức yêu cầu đối với nhà đầu tư) có thể được tính bằng "mô hình chiết khấu cổ tức", nghĩa là:

K c s = Cổ tức thanh toán trên một cổ phiếu ( 1 + Tốc độ tăng ) Giá trị trên thị trường + Tốc độ tăng {\displaystyle K_{cs}={\frac {{\text{Cổ tức thanh toán trên một cổ phiếu}}(1+{\text{Tốc độ tăng}})}{\text{Giá trị trên thị trường}}}+{\text{Tốc độ tăng}}}

Bình luận

Các mô hình nói rằng các nhà đầu tư sẽ kỳ vọng một khoản lợi nhuận là lợi nhuận phi rủi ro cộng với độ nhạy của chứng khoán đối với rủi ro thị trường (β) nhân với phần bù rủi ro thị trường.

Phần bù rủi ro thay đổi theo thời gian và địa điểm, tuy nhiên ở một số nước phát triển trong thế kỷ XX, mức bù rủi ro trung bình khoảng 5% trong khi ở các thị trường mới nổi, có thể cao tới 7%. Tỷ suất sinh lợi vốn thực tế của thị trường chứng khoán ngang bằng với mức tăng trưởng GDP thực tế hàng năm. Lãi về vốn trên Chỉ số Công nghiệp Dow Jones là 1,6% mỗi năm trong giai đoạn 1910–2005.[3] Cổ tức đã làm tăng tổng lợi nhuận "thực" trên vốn chủ sở hữu bình quân lên gấp đôi, khoảng 3,2%.

Độ nhạy với rủi ro thị trường (β) là duy nhất đối với mỗi công ty và phụ thuộc vào mọi thứ từ quản lý đến hoạt động kinh doanh và cấu trúc vốn của công ty đó. Giá trị này không thể được biết “tiền kiến” (trước), nhưng có thể được ước tính từ lợi nhuận “hậu kiến” (quá khứ) và kinh nghiệm trong quá khứ với các công ty tương tự.

Chi phí của lợi nhuận giữ lại/Chi phí của vốn chủ sở hữu nội bộ

Lưu ý rằng lợi nhuận giữ lại là một thành phần của vốn chủ sở hữu, và do đó, chi phí của lợi nhuận giữ lại (vốn chủ sở hữu nội bộ) bằng với chi phí của vốn chủ sở hữu như đã giải thích bên trên. Cổ tức (thu nhập được trả cho các nhà đầu tư và không giữ lại) là một bộ phận cấu thành lợi nhuận trên vốn cho chủ sở hữu vốn cổ phần, và ảnh hưởng đến chi phí của vốn chủ sở hữu thông qua cơ chế đó.

Chi phí vốn chủ sở hữu nội bộ = [(cổ tức năm sau trên mỗi cổ phiếu/(giá thị trường hiện tại trên mỗi cổ phiếu - chi phí phát hành)] + tốc độ tăng cổ tức)]